Nếu bạn đang sống ở tòa nhà cao tầng, chắc hẳn bạn đã từng rất mệt mỏi vì nguồn nước được đẩy lên rất chậm nhưng lại không thể năng cấp bồn chứa nước. Hiện tượng nước chảy yếu là tình trạng khá phổ biến ở những khu vực đông dân cư. Giải pháp cho vấn đề này là việc sử dụng máy bơm tăng áp giúp tăng lực đẩy lên cho dòng nước. Trong đó, máy bơm tăng áp Panasonic là lựa chọn được rất nhiều người hướng tới. Với chất lượng hoạt động tốt, giá cả phải chăng, thiết bị này là lựa chọn tuyệt vời giúp khắc phục tình trạng nước yếu.
1. Thông tin cơ bản của máy bơm tăng áp Panasonic
Panasonic là thương hiệu công nghệ – đồ điện tử vốn đã vô cùng nổi tiếng đến từ Nhật Bản. Khi nhắc đến các sản phẩm đồ gia dụng đến từ Nhật Bản, hầu như ai cũng sẽ nghĩ đến sự chất lượng và độ bền bỉ vượt trội so với các các nước khác trên thế giới. Mới đây, một sản phẩm hoàn toàn mới của công ty này đã được ra mắt. Đó là máy bơm tăng áp Panasonic với rất nhiều tính năng ưu việt.
Về cơ bản, máy bơm tăng áp là món đồ dân dụng dùng để tăng áp suất lưu thông của đường ống nước. Với thiết kế nhỏ gọn, rất phù hợp sử dụng trong gia đình. Thiết bị này có thể được dùng cho cả đường ống của phòng tắm, máy giặt, hay bồn rửa chén. Sở hữu máy bơm tăng áp Panasonic thực sự mang lại nhiều sự tiện lợi cho gia đình của bạn.
2. Cấu tạo của máy bơm tăng áp Panasonic
Kết cấu của một máy bơm tăng áp gồm hai bộ phận chính là bình tích áp và bộ cảm biến điện tử. Ngoài ra còn nhiều chi tiết bổ trợ quan trọng khác đã được liệt kê ở dưới đây. Hãy cùng nhau tìm hiểu thật kỹ cấu tạo của sản phẩm này để có thể sử dụng một cách hiệu quả nhất nhé!
Cụ thể:
– Bình tích áp (hay bầu áp lực): Là bộ phận chính của máy bơm tăng áp. Hoạt động như một chiếc máy nén thủy lực. Chiếc bình này có chức năng nén khí và tích trữ năng lượng thủy lực, có công dụng cân bằng và cung cấp lại khi áp suất nước có sự thay đổi.
– Rơ-le: Bộ phận này có công dụng như một chiếc công tắc tự động. Được tích hợp vào máy bơm tăng áp để đóng/mở nguồn điện cung cấp cho máy. Có hai loại là rơ-le cơ và rơ-le điện tử.
– Phần khung máy: Gồm 2 bộ phận là khoang bơm và khoang động cơ. Với chất liệu làm từ gang hoặc sắt, sẽ giúp cho động cơ máy được bảo vệ chắc chắn. Trong đó, khoang động cơ chứa roto và stato là thiết bị quay hoặc chuyển động của động cơ điện.
– Bo mạch điện tử và mạch điện tử: Là các thiết bị điện tử giúp tự động quá trình khởi động và ngắt của máy bơm tăng áp Panasonic.
3. Phân loại máy bơm tăng áp Panasonic và công dụng
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy bơm tăng áp phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của khách hàng. Đối với nhu cầu lắp đặt máy bơm tăng áp riêng theo hộ gia đình, bạn nên chọn dòng máy cơ hoặc điện tử.
3.1 Máy bơm tăng áp cơ
Dòng máy cơ được kí hiệu là PW…EA chuyên dùng để bơm nước sạch từ các bể chứa có độ sâu nhỏ, thường là dưới 8m. Đặc điểm của loại máy này là bạn không cần phải ngắt nguồn điện bằng tay. Vì khi đạt tới áp lực nước yêu cầu, máy sẽ tự khởi động khi bạn sử dụng và ngắt đi khi đã sử dụng xong. Bên cạnh đó, để có thể sử dụng đc tính năng này, bạn cần trang bị thêm một vòi phao cơ vào bể chứa. Ngoài ra, bạn không cần phải lắp van một chiều vì dòng máy này chỉ cần mồi nước một lần đầu tiên, máy sẽ tự hút đối với những lần tiếp theo.
3.2 Máy bơm tăng áp điện tử
Để phân biệt với dòng máy cơ, máy tăng áp điện tử được kí hiệu là PA…EA. Hoạt động dựa trên bộ mạch điện tử, nên không cần có bộ phần bình tích áp. Máy tăng áp điện tử thường dùng để bơm nước từ nơi có áp suất nước thấp hoặc từ bể nước đến các thiết bị sinh hoạt như bồn rửa, vòi hoa sen,… Tuy nhiên, để sử dụng được loại máy này, khoảng cách từ đầu ra của thiết bị phải cách mặt nước tối thiểu là 1m. Dòng máy bơm tăng áp điện tử cũng có chức năng tự động đóng ngắt như dòng máy cơ.
4. Cách lắp đặt máy bơm tăng áp Panasonic đơn giản tại nhà
Để sử dụng máy bơm tăng áp Panasonic một cách hiệu quả nhất. Bạn cần nắm rõ các bước lắp đặt đã được nhà sản xuất hướng dẫn. Việc lắp đặt đúng quy cách cũng giúp gia đình tránh sửa máy bơm do hư hỏng. Cụ thể như sau:
Bước 1: Chọn vị trí lắp máy bơm phù hợp sao cho máy bơm nằm ngay dưới bể chứa. Sau đó nối đường ống máy bơm vào bể chứa nước.
Bước 2: Tìm đầu ra của máy bơm nối với các ống dẫn nước.
Bước 3: Tiến hành nối máy bơm vào nguồn điện để khởi động máy bơm.
Bước 4: Quan sát hoạt động của máy bơm có ổn định không. Khi bơm nước chảy mạnh hay yếu và nên mở các van theo dõi xem có chỗ nào nước chảy yếu hay không.
* Lưu ý khi lắp đặt máy bơm tăng áp Panasonic:
– Ngắt nguồn điện khi tiến hàng lắp đặt máy.
– Nơi đặt máy bơm không được để ẩm ướt. Giảm nguy cơ gây ra tình trạng chập cháy nguy hiểm.
– Kiểm tra kĩ nếu như là máy 1 pha thì dùng điện áp 220V, 3 pha thì dùng điện áp 380V.
– Thường xuyên kiểm tra nước trong bể, tránh để máy hoạt động khi không có nước gây nóng, cháy máy bơm.
– Cuối cùng là kiểm tra xem máy bơm có được lắp chắc chắn hay không. Nên chỉnh máy bơm tăng áp Panasonic theo đúng như chỉ dẫn của nhà sản xuất. Lưu ý, hạn chế các đường ống gấp khúc.
5. Tổng kết
Trên đây là thông tin về sản phẩm máy bơm tăng áp Panasonic được Điện Nước Bảo Tín giới thiệu đến bạn đọc. Rõ ràng, với công năng thiết thực trong hệ thống điện nước. Đây thực sự là thiết bị cần có đối với những gia đình thường gặp phải tình trạng nước yếu. Hãy cân nhắc và tìm mua sản phẩm chính hãng để cải thiện chất lượng hệ thống nước của gia đình nhé.